Đánh dấu một cột mốc quan trọng trong sự phát triển của food delivery industry, các nhà hàng hiện đang dự kiến kiếm được nhiều tiền hơn từ mảng thực phẩm được tiêu thụ bên ngoài cửa nhà hàng hơn là bên trong; và sự thay đổi này đang diễn ra trên quy mô toàn cầu. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng của ngành, food delivery industry vẫn mang đặc tính khá bất ổn, điều này càng được làm rõ hơn khi dịch Covid-19 bùng phát.
Cần hiểu những ưu điểm và cả khó khăn của nhà cung cấp trong việc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Từ đó, Marketer mới có thể xuất những giải pháp đem đến những trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và gia tăng nguồn khách hàng trung thành đối với nhà cung cấp dịch vụ.
1. Vì sao khách hàng có thói quen lựa chọn các dịch vụ giao đồ ăn uống?
Đi làm mệt rồi, ai có tâm trạng mà nấu ăn chứ? Food Delivery thôi!
Lý do phổ biến nhất để đặt thức ăn từ bên ngoài là do người tiêu dùng không có cảm hứng để nấu ăn và đôi khi đó là cách để họ chiều chuộng (treat) chính bản thân mình. Ở Anh, nhận định này đúng với 6 trên 10 người tham gia phỏng vấn, nhiều hơn con số 46% những người đặt đồ ăn ngoài hàng ở Mỹ.
Không phải tất cả những người đặt đồ ăn bên ngoài (takeout eater) đều là những chuyên gia làm việc với lịch trình bận rộn. Trong trường hợp của Gen Z, việc order là một cách họ chiều chuộng bản thân (53%). Còn với thế hệ Baby Boomer, họ ít lấy việc bận rộn để làm lý do cho việc đặt đồ ăn ngoài (24%).
2. Người sử dụng các dịch vụ giao hàng đồ ăn uống thường có hoạt động gì khi ăn?
Trong trạng thái “treat yourself”, takeout eater thường có xu hướng nghỉ ngơi, thư giãn và đồng thời với đó là xem TV.
Thay thế cho một bộ phim tại rạp chiếu phim và bữa tối tại nhà hàng, tùy chọn hấp dẫn của Netflix và giao hàng đang đạt được sức hút lớn – “Netflix and chill” và Food delivery luôn là một lựa chọn hấp dẫn cho một buổi tối thư giãn đối với bất kỳ ai.
Theo thống kê trên toàn cầu, những người đặt hàng mua đồ ăn trực tuyến mỗi tháng dành thời gian dài hơn khoảng 15 phút so với mức trung bình xem TV trực tuyến mỗi ngày (1 giờ 40 phút). Trong số những takeout eater, gần 7 trong 10 Gen Z và Millennials xem TV trực tuyến trong khi ăn thức ăn được giao.
Bên cạnh đó, dành thời gian với gia đình cũng là một cách giải trí được nhiều người lớn tuổi, đặc biệt là thế hệ Gen X và Baby Boomer lựa chọn.
3. Lòng trung thành của khách hàng đối với dịch vụ giao đồ ăn uống
Một nửa số người takeout eater thường sử dụng cùng một dịch vụ khi đặt hàng thực phẩm mang đi, điều đó cho thấy rằng các thương hiệu khác nhau đều có cơ hội xây dựng thị phần của họ. Lòng trung thành của khách hàng thay đổi theo độ tuổi, với 57% Millennials thường gắn bó với cùng một nhà cung cấp, so với 47% của Gen X.
Động lực hàng đầu để đặt hàng thường xuyên hơn chính là tài chính. Trong khi những người ăn uống của Gen Z lựa chọn nhà cung cấp này vì muốn giao hàng miễn phí (59%) và phần thưởng/giảm giá (57%), Gen X nổi bật về tính gắn kết nhờ vào điểm và các chương trình trung thành (42%).
Ngoài động lực về tài chính, các nhà cung cấp cũng nên nghiên cứu một số nhân tố khác ảnh hưởng đến quyết định đặt hàng. Ví dụ, Gen Z khẳng định bao bì thân thiện với môi trường sẽ thuyết phục họ đặt hàng mang đi thường xuyên hơn 53%. 46% takeout eater của Gen Z cho rằng những lời reviews tiêu cực ảnh hưởng xấu đến quyết định đặt hàng của họ. Với ý thức trách nhiệm xã hội cao hơn và khả năng thích ứng với các kênh Digital của Gen Z, nhà hàng có xu hướng bị loại bỏ bởi bằng chứng nhân viên bị đối xử kém (35%) hoặc trang web hoặc ứng dụng không thân thiện với người dùng (31%).
Nhìn chung, thiếu đi giá trị cốt lõi và làm việc không hiệu quả là những nỗi thất vọng hàng đầu của người tiêu dùng đối với việc đặt hàng. Có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, thực phẩm chất lượng thấp là yếu tố ngăn chặn nhiều nhất trong tất cả các nhóm tuổi – với thực phẩm bị nguội lạnh, đặt hàng sai và tăng phí giao hàng dẫn đầu.
4. Những sáng kiến cải thiện cho các thương hiệu có dịch vụ giao đồ ăn uống
Ngoài việc cạnh tranh để giành giật khách hàng mới, tiềm năng gia tăng tần suất sử dụng của khách hàng sẵn có là một yếu tố mà các nhà cung cấp dịch vụ luôn phải chú ý.
Có nhiều sáng kiến giúp các nhà cung cấp trở nên nổi bật và được ưa thích hơn.
- Đầu tiên, dịch vụ giao hàng 24/7.
- Những đặt hàng được “đo ni đóng giày” cho phù hợp với từng sở thích cá nhân
- Kết hợp với nhiều nhãn hàng hơn
- Ra mắt những tính năng giao hàng công nghệ mới
- Đặt hàng thông qua công nghệ giọng nói
- Sử dụng những thùng đựng đồ ăn có thể tái chế hoặc đổi trả
- Sử dụng đồ gói dễ dàng phân hủy hoặc có thể tái sử dụng
5. Tìm hiểu phản ứng của ngành dịch vụ giao đồ ăn uống dưới tác động của Covid-19 trên thế giới
Cần phải đề cập đến tác động của cuộc khủng hoảng sức khỏe toàn cầu đối với một ngành cực kỳ biến động như Food Delivery Industry, như những xu hướng mà chúng ta đã thấy trong lĩnh vực giao Food Delivery gần đây có dấu hiệu suy giảm.
Trong bối cảnh bùng phát, nhiều người tiêu dùng đang thay đổi thói quen ăn uống. Tại Ý và Tây Ban Nha – hai quốc gia thực hiện nghiêm ngặt cách ly xã hội và trong số những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi dịch bệnh vào thời điểm này – ít nhất 4 trong số 5 người tiêu dùng đã giảm số lần tới các quán bar, quán cà phê và nhà hàng.
Mặc dù các dịch vụ giao đồ ăn được coi là một trong những người chiến thắng duy nhất trong cuộc khủng hoảng, nhưng vì người tiêu dùng dành nhiều thời gian hơn trong nhà nên họ sẽ có thêm thời gian cho việc nấu nướng tại nhà. Đồng thời, các động thái nhằm giảm thiểu rủi ro lây nhiễm virus Covid-19 cũng ảnh hưởng xấu đến dịch vụ food delivery. Các đơn đặt hàng giao thực phẩm ở Anh đã giảm mạnh kể từ khi quốc gia này lần đầu thực hiện cách ly xã hội.
Cách các nhà cung cấp sẽ đối diện với cuộc khủng hoảng sẽ thay đổi theo từng quốc gia và tùy thuộc vào mức độ thích nghi của doanh nghiệp. Mặc dù sẽ có những doanh nghiệp tìm thấy cơ hội trong khủng hoảng, hy vọng về sự tăng trưởng chung của cả ngành có lẽ sẽ không diễn ra..
Dưới đây là một số phương án hỗ trợ các nhà cung cấp trong việc cải thiện sản phẩm, thích nghi với hoàn cảnh phức tạp hiện nay:
- Ra mắt giao hàng không tiếp xúc để hỗ trợ các nhà hàng và tiệm tạp hóa
- Ra mắt tính năng đi chợ hộ tại các siêu thị, trung tâm thương mại,…
- Miễn phí vận chuyển
- Các hình thức khuyến mãi thu hút khách hàng đặt Online
Nguồn: https://damglobal.org/
Tạo nét riêng cho sản phẩm quà tặng với các dòng tem logo và phương thức chế tác cao cấp
Với sự phát triển của các công nghệ in ấn hiện đại, việc áp dụng chế tác tem logo lên sản phẩm quảng bá đã trở thành một cách tiếp cận mới và được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Quà tặng doanh nghiệp tem logo cao cấp đang được coi là phương thức mới để tạo ấn tượng thương hiệu được phát triển độc quyền bởi Quà tặng 3A.
Tem logo kim loại siêu mỏng |
Tem phủ epoxy |
Khảm trai |
Thiệp logo 3D |
Các dòng sản phẩm gắn tem logo cao cấp
Để có thêm thông tin về công ty chúng tôi, bạn có thể tham khảo:
- Giới thiệu Quà tặng 3A:
Báo chí nói gì về 3A?
Câu hỏi thường gặp
– Gọi hotline 0936026680 | 0936088819
– Điền form thông tin và yêu cầu khách hàng tại đây.
– Gửi email yêu cầu của bạn tới hòm thư điện tử quatang3a@gmail.com.
– Chat trực tiếp trên website.
3A sẽ tiếp nhận yêu cầu và tư vấn báo giá cho quý khách!
Quy trình đặt hàng Quà tặng in ấn logo theo yêu cầu tại Quà tặng 3A:
Liên hệ 3A theo một trong những cách sau:
- Gọi hotline 0936 0888 19
- Gửi email yêu cầu của bạn tới hòm thư điện tử quatang3a@gmail.com.
- Chat trực tiếp trên website.
Một số lưu ý nhỏ về đặt hàng Quà tặng tại 3A:
- 3A chỉ nhận các đơn hàng với số lượng tối thiểu trở lên.
- Số lượng đặt càng nhiều, giá càng tốt!
Giao hàng:
- Giao hàng 63 tỉnh thành trên cả nước.
Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Công ty TNHH Đầu Tư và Thương Mại AAA Việt Nam
Hà Nội: Tầng 3, Tòa CT2, 536A Minh Khai, Quận Hai Bà Trưng
TP.HCM: Số 36, đường số 2, Khu đô thị Him Lam, phường Tân Hưng, Quận 7
Kho: Số 4, Ngõ 34 Văn Cao, Ba Đình, Hà Nội
Xưởng In: Thôn Võng La, Đông Anh, Hà Nội.
Website: www.quatang3a.com | www.aaavietnam.com – Email: quatang3a@gmail.com
Hotline: 0936 088 819